1. Mô hình ma trận SWOT
SWOT là một từ được cấu tạo nên từ những chữ cái đầu tiên trong các từ tiếng Anh như: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Nó là một trong các mô hình marketing nổi tiếng tập trung vào phân tích và đánh giá các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Mô hình này được thiết lập để những marketer có thể xem xét, đánh giá lại sản phẩm và thị trường của mình chính xác hơn. Đa số những người làm việc về Marketing đều phải nghiên cứu kỹ và ứng dụng loại hình marketing này vào việc xây dựng các chiến lược marketing cho doanh nghiệp của mình.
Về chi tiết, việc phân tích mô hình ma trận SWOT trong marketing là quá trình tìm hiểu và trả lời được những câu hỏi liên quan đến những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đặt ra khi tung sản phẩm ra thị trường bên ngoài. Qua đó, giúp doanh nghiệp tập trung vào các điểm mạnh sẵn có nhằm tăng cơ hội đạt được các mục tiêu đã đề ra, đồng thời cũng giúp cải thiện hoặc hạn chế các điểm yếu trước thách thức của thị trường.
2. Mô hình chiến lược 4P
Cùng với mô hình phân tích SWOT, mô hình 4P trong marketing cũng được xem như là một trong những mô hình marketing cơ bản hiện nay. Mô hình chiến lược 4P được các marketer dùng như một công cụ để thực hiện các chiến lược bao gồm: Product (sản phẩm), Price (Giá), Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), Place (Kênh phân phối).
Tùy vào tình hình thị trường, mà bạn cần vận dụng và kết hợp các yếu tố trong mô hình chiến lược marketing này một cách tối ưu nhất, nhằm đem đến những giải pháp phù hợp về sản phẩm, kênh phân phối, giá cả và tiếp thị đúng với nhu cầu của nhóm khách hàng mà bạn đang hướng tới.
3. Mô hình 5P trong marketing
Marketing 5P gồm các yếu tố được phát triển dựa trên lý thuyết về tháp nhu cầu Maslow: Purpose (Mục đích), Pride (Niềm tự hào), Partnership (Đối tác), Protection (Bảo vệ), Personalization (Cá nhân hóa).
Đây là một mô hình marketing khá mới mẻ, được phát triển dựa trên lý thuyết về động lực tâm lý học tháp nhu cầu Maslow. Theo một khảo sát, có đến 71% người tiêu dùng cho biết rằng những chương trình khuyến mãi hay quảng cáo trên truyền thông đều không làm họ có ý định sẽ gắn bó lâu dài với thương hiệu đó. Cái khiến họ muốn thực sự trung thành với một thương hiệu nào đó là có sự gắn kết chặt chẽ, đáp ứng và thỏa mãn đúng nhu cầu của họ tại từng thời điểm.
Do đó, bộ phận marketing của doanh nghiệp cần vận dụng mô hình truyền thông marketing này nhằm nghiên cứu về insight của nhóm đối tượng mục tiêu và lên các plan về sản phẩm/dịch vụ đáp đứng được đúng nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm.